Thư viện trường THCS Dương Quang xin giới thiệu với các bạn cuốn truyện kí “Người lang thang không cô đơn” của nhà văn Minh Chuyên. Nhà xuất bản Hội Nhà Văn năm 1993, chịu trách nhiệm xuất bản: Nguyễn Kiêm, biên tập: Nguyễn Phan Thách, bìa: Hà Chí Dương. Cuốn sách dày 127 trang, khổ 13 X 19… Sau đợt xuất bản ngày mùng 1/3/1993 đã phát hành 1800 cuốn. Cuốn sách gồm có 6 phần với những nội dung vô cùng hấp dẫn.
Trên văn đàn đất nước, Minh Chuyên là nhà báo, nhà văn duy nhất đặt cược cuộc đời mình vào thể loại kí viết về đề tài chiến tranh và những hậu quả sau chiến tranh để lại. Những câu chuyện, những nhân vật trong tác phẩm “Người lang thang không cô đơn” của ông là có thực ở ngoài đời.
Trong phần thứ nhất của cuốn truyện kí với bút kí “Một đêm không ngờ” kể về một người lính, khi đang chiến đấu bị lạc mất đồng đội trong thành phố Sài Gòn được sự giúp đỡ của một gia đình có hai ông bà già và một cô con gái. Anh đã được chữa khỏi vết thương, thoát khỏi quân thù trong cái đêm không ngờ ấy…. Truyện kí “Người lang thang không cô đơn” kể về anh thương binh nặng nỗi tình thương ở làng….. mặc dù đã có giấy báo tử về gia đình, nhưng sự thật là anh vẫn còn sống. Anh rất may mắn được cứu sống ở một đội…. và bị địch bắt nhưng anh Thúc đã bị tâm thần. Năm 1975 trong đợt trao trả tù binh, anh Thúc bỏ trốn, sau đó đi lang thang khắp nơi. Anh được ông bà và cô… cưu mang như con. Họ đi nhiều nơi để tìm người thân cho anh đỡ tủi. Năm 1980, anh và gia đình đã được đoàn tụ, xúc động nghẹn ngào, mẹ anh chỉ biết khóc, khi anh không đủ khả năng nhận ra ai là cha mẹ mình. Khi gặp lại anh Thúc, chị Học, người yêu của anh đã nhận làm con gái của cha mẹ anh bởi chị không còn khả năng làm mẹ, không còn diễm phúc làm vợ của anh, chị …. là bạn học của chị làm vợ cho anh. Anh Thúc không cô đơn, bởi bên anh có một tấm lòng cao cả, chúng ta, mỗi một người ở đây, hãy biết yêu thương chia sẻ để cuộc sống nhiều ý nghĩa hơn.
Chiến tranh đã qua đi, nhưng di chứng chất độc da cam đã để lại bao nỗi đau cho con người. Nhà văn Minh Chuyên, người con ở quê lúa Thái Bình thấu hiểu được nỗi đau đó qua bút kí “Đứa con màu da thú”.Có lẽ sẽ không ai tin rằng một người lính lại phải một mình âm thầm lặng lẽ chạy hết chỗ nọ chỗ kia, đi lên rồi lại đi xuống chỉ là để chứng minh mình còn sống, chỉ là để có được một cuộc sống bình thường như những người dân khác. Chúng ta sẽ còn nhớ đến cụ Hồ, trưởng quyết định trong bút kí Thủ tục để làm người còn sống” từ trang 89 đến trang 114. Và cuối cùng xin mời các bạn đến với bút kí “Ngõ mưa” kể về một cái ngõ nhỏ ở Huyện Quỳnh Phụ, ngõ đã một thời in dấu chân của bao anh hùng Nguyễn Hồng Quân, Nguyễn Hồng Thế, Nguyễn Thế Thao, cái ngõ đã thầm lặng những bước chân để các anh ra trận, đạp bỏ gian khó, đạp lên bom đạn kẻ thù để chiến thắng. Bút kí được trình bày từ trang 115 đến trang 126. “Ngõ mưa” đã khép lại tập truyện kí người lang thang trong cô đơn của nhà văn Minh Chuyên, đến từ quê lúa Thái Bình.